Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Hình ảnh
Hỗ trợ điều trị viêm khớp Viêm khớp thường ảnh hưởng tới người lớn tuổi, gây cứng cơ, đau ở khớp…Enzyme bromelanin có trong dứa hỗ trợ điều trị và giảm viêm khớp. Tăng cường miễn dịch Dứa giàu vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cúm và các nhiễm trùng khác. Phòng ngừa ung thư Nghiên cứu cho thấy dứa có khả năng phòng ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư trong cơ thể nhờ hàm lượng vitamin A và beta carotene dồi dào, qua đó giúp bạn tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Hỗ trợ tiêu hóa Nhờ giàu chất xơ, dứa có thể hỗ trợ loại bỏ những độc tố và chất cặn bã ra khỏi cơ thể, phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa. Cải thiện sức khỏe răng miệng Dứa có thuộc tính làm se giúp chống lại các vi khuẩn ảnh hưởng tới răng và nướu, phòng ngừa viêm ở khoang miệng và nướu. Phòng ngừa tăng huyết áp Tăng huyết áp có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hàm lượng kali trong dứa có khả năng làm giãn nở mạch máu giúp giảm nguy cơ tăng huyết

Nhất định mẹ sẽ chăm con tốt hơn!

Hình ảnh
Ngày 14/4 vừa qua, tại hội trường lớn khách sạn Hữu Nghị Hải Phòng đã diễn ra hội thảo tư vấn “Tiêu hóa khỏe – Trẻ ăn ngon” do Hội nhi Khoa Việt Nam và nhãn hàng cốm vi sinh Bio-acimin New tổ chức. Hội thảo với sự chủ trì của GS.TS Nguyễn Gia Khánh – Phó chủ tịch Hội nhi khoa, Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi TW, DS Nguyễn Đăng Hiền nguyên giảng viên ĐH Dược HN và sự tham gia nhiệt tình của hơn 300 bà mẹ trẻ. Trẻ em một cơ thể còn non nớt đang lớn và phát triển. Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng và là nền tảng phát triển của trẻ. Nhưng do nhu cầu phát triển nhanh của cơ thể và sự chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa nên trong những năm đầu tiên trẻ thường rất hay gặp những rối loạn tiêu hóa như nôn chớ, đầy bụng, táo bón, tiêu chẩy, biếng ăn …Vậy nhưng có một thực tế là hầu hết kiến thức chăm sóc rối loạn cho con ở các mẹ đều thiếu và yếu. Những câu hỏi hết sức thông thường: chế độ ăn như thế nào là phù hợp với trẻ khi rối loạn tiêu hóa? Biểu hiện của các loại rối loạn tiêu h

Lipid trong đời sống chúng ta

Hình ảnh
Ngoài nước ra, hàng ngày cơ thể ta cần được cung cấp đầy đủ 5 chất dinh dưỡng: chất đường bột (glucid), chất đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và muối khoáng. Trong các chất dinh dưỡng, chất béo là chất bị yêu ghét lẫn lộn nhiều nhất. Nó có nhiều công trạng như điều hòa nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, cấu tạo màng tế bào, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ, dự trữ năng lượng, chuyển vận các vitamin tan trong dầu như: vitamin A, D, E, F, K, cung cấp các axít béo cần thiết để tạo năng lượng (1g chất béo đốt cháy trong cơ thể cho 9Kcal). Tuy vậy, nó cũng có nhiều tội trạng, vì là nguyên nhân chủ yếu đưa đến bệnh béo phì, các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ. Để đánh giá kẻ thiện ác dinh dưỡng này, cần có những hiểu biết về chất béo trong thức ăn để chọn lọc thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe. Chất béo từ thực phẩm được chia làm 2 loại: mỡ động vật (thể rắn) và dầu thực vật (thể lỏng). Đơn vị cơ bản của chất béo là axít béo. Về mặt cấu trú

Có nên cho trẻ nhỏ uống mật ong?

Hình ảnh
Mật ong chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nên có tác dụng tốt với sức khoẻ, như bù đắp năng lượng, tăng sức đề kháng, sát trùng, chữa viêm loét dạ dày - tá tràng, an thần, cải thiện giấc ngủ, làm mềm da, liền sẹo, chữa phỏng nhẹ, vết côn trùng đốt... Tuy nhiên, mật ong dù tốt nhưng không phải ai dùng cũng thích hợp. Để an toàn, không nên cho trẻ uống mật ong khi còn quá nhỏ Nhiều bà mẹ có thói quen khi trẻ bị tưa lưỡi thì dùng mật ong rơ lưỡi trẻ, hay lúc trời trở lạnh cho con uống mật ong để mát phổi, tăng đề kháng, bổ não… Đây là những cách làm có thể gây hại cho trẻ. Một số công trình nghiên cứu phát hiện trong đất và bụi có vi khuẩn clostridium botulinum, trong quá trình ong đi lấy mật có thể mang phấn hoa và mật chứa loại vi khuẩn này về tổ, khiến mật ong bị nhiễm khuẩn. Trẻ dưới 12 tháng tuổi, do đường ruột chưa hoàn thiện, đề kháng còn yếu nên uống mật ong rất dễ ngộ độc botulism, là độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum, với những biểu hiện yếu cơ, khó thở, táo bón, mệt mỏi,

Những nguồn protein lành mạnh cho chế độ ăn hàng ngày

Hình ảnh
Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung những dạng protein tốt trong chế độ ăn. Dưới đây là những thực phẩm cung cấp nguồn protein lành mạnh mà không chứa nhiều calo. - Cá: Không chỉ ít calo, cá còn chứa ít chất bẽo bão hòa. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu còn cung cấp acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ cần hấp hoặc áp chảo để có món ăn ngon miệng. - Lòng trắng trứng cũng là một lựa chọn tốt. Một cốc lòng trắng trứng chứa 26g protein với khoảng 120 calo. - Nếu muốn ăn thịt, bạn hãy chọn thịt gà, đây là nguồn cung cấp protein nạc. Ức gà và thịt đùi bỏ da chứa ít chất béo. - Các loại sữa ít béo hoặc không béo cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào. Một cốc phô-mai tươi hoặc sữa chua Hy Lạp không béo cung cấp từ 15-20g protein với khoảng 120 calo. Bạn có thể biến tấu các món ăn để tăng hương vị. Ví dụ, kết hợp sữa chua với các loại quả mọng, lòng trắng trứng tráng với rau xanh... BS P.Liên (Theo Univadis/ Healthday)

Không nên thường xuyên cho trẻ uống nước có gas

Hình ảnh
Mùa hè, trẻ em rất thích uống nước ngọt có gas trong bữa ăn, có bé có thể uống nước ngọt hàng ngày mà không chán. Nếu uống nước ngọt với lượng vừa phải, sử dụng không thường xuyên sẽ cung cấp một phần năng lượng, tạo cảm giác thoải mái và kích thích tiêu hóa. Nhưng nếu dùng nhiều, nước ngọt có gas có thể ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển sức khỏe của bé. Thành phần chủ yếu trong nước ngọt có ga bao gồm: nước, đường, acid phosphoric, khoáng phosphate, cafein, cola, sodium benzoate, hương liệu và chất tạo màu. Những chất này nếu nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng béo phì, sâu răng, nhức đầu, ngủ kém, loãng xương, bệnh dạ dày, ung thư... Vì vậy, cần kiểm soát liều lượng nước ngọt mà bé uống mỗi ngày. Chưa kể, hàm lượng calo trong nước ngọt chủ yếu dưới dạng đường, không có chất béo hay protein. Mỗi chai nước ngọt chứa khoảng 125 calo. Trẻ tiêu thụ nhiều nước ngọt sẽ dẫn đến việc tích tụ mỡ - nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh đái đường, tăng huyết áp, tim mạch, gây nguy hạ

Đồ uống từ dứa và nghệ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm gây ung thư

Hình ảnh
Việc duy trì chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp phòng tránh các nguyên nhân gây ung thư. Đồ uống làm từ dứa và nghệ không chỉ giúp chống ung thư và giảm viêm mà còn giúp tái tạo và trẻ hóa cơ thể. Ngoài dứa và nghệ, bạn còn có thể thêm chanh, gừng và dầu dừa. Mỗi thành phần đều có lợi cho sức khỏe. Chanh có chứa axit xitric và do đó giúp loại bỏ sỏi thận và cũng làm giảm viêm trong cơ thể Dứa được cho là có hiệu quả gấp 5 lần so với bất cứ loại xi-rô ho nào. Củ nghệ có chứa hợp chất chống ung thư hiệu quả curcumin giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Gừng là “chuyên gia” tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ thuộc tính chống ung thư và chống viêm của nó. Dầu dừa và hạt tiêu đen giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Thành phần: • 2 chén dứa chín • ½ thìa tiêu đen • 3 củ nghệ • 2 củ gừng • 1 chanh (bóc vỏ) • 1 muỗng dầu dừa Cách làm Trộn tất cả các thành phần, cho vào máy ép trái cây và cho dầu dừa vào sau cùng. Dùng thìa khuấy đều hỗn hợp. Uống trong vòng 15 phút đầu để đảm bảo dinh dưỡng. Đây được biế

DHA

Hình ảnh
Giáo sư – Tiến sĩ Peter Willatts, một chuyên gia hàng đầu về DHA đã từng đưa ra lời khuyên dành cho các bà mẹ mang thai và có con bé: cung cấp hàm lượng đúng DHA từ những năm tháng đầu đời và trong suốt thời kỳ tuổi trẻ nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, rất ít các bà mẹ thực hiện khoa học việc cung cấp DHA trong khẩu phần ăn cho con. Các nghiên cứu khoa học về DHA DHA có tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid - một acid béo thuộc nhóm omega-3. DHA có đóng góp quan trọng trên rất nhiều cấp độ - từ việc hỗ trợ phát triển trí não của trẻ sơ sinh cho tới việc giúp đỡ bà mẹ thoát khỏi chứng trầm cảm sau khi sinh. Nghiên cứu của giáo sư tiến sỹ Morale đã chỉ ra, DHA là dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển thị giác. Nếu duy trì bổ sung đúng thành phần DHA và ARA, khi 12 tháng tuổi, biểu hiện thị lực của trẻ sẽ tốt hơn, tương đương với xem nhiều hơn 1.5 dòng trên bảng thị lực. Ảnh minh họa DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn

Thời điểm nào thích hợp nhất để uống sữa?

Hình ảnh
Nếu bạn muốn nhiều chất đạm vào bữa sáng, uống sữa vào buổi sáng là tốt nhất. Ngoài canxi, protein, sữa còn cung cấp kali, ma giê, phốt pho và các loại vitamin. Nếu bạn tập luyện vào buổi sáng thì uống sữa vào buổi sáng sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều protein và canxi cần thiết để xương và cơ bắp phục hồi và phát triển. Nếu bạn muốn có cảm giác no và hạn chế sự thèm ăn cả ngày, buổi sáng là thời gian tốt nhất để uống sữa. Nhưng nếu bạn cảm thấy đầy bụng sau khi uống sữa hãy tránh uống vào buổi sáng. Khi bạn gặp vấn đề về giấc ngủ và không thể ngủ đúng giờ, tốt nhất bạn nên uống sữa ấm vào ban đêm trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn và ngủ ngon. Nếu bạn mệt mỏi sau một ngày làm việc và muốn thư giãn, hãy uống sữa vào ban đêm. Sữa chứa một loại axit amin được gọi là tryptophan giúp não giải phóng serotonin. Sữa cũng giúp bạn thư giãn. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, bạn không nên uống sữa vào ban đêm. Ngoài ra, uống sữa vào ban đêm có thể gây ra vấn đề tiêu hóa cho một số người.

Bổ sung DHA cho các bà mẹ mang thai

Hình ảnh
Các bà mẹ mang thai và cho con bú vẫn biết DHA là một dưỡng chất đặc biệt, là nền tảng cho sự phát triển của não bộ và các chức năng não. Vì thế khi trẻ được bổ sung DHA gần với hàm lượng trong sữa mẹ trung bình trong những tháng đầu đời có thể hỗ trợ phát triển trí não, cải thiện rõ rệt thị lực, sức khỏe hô hấp và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tích cực này được các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra như thế nào, hẳn nhiều bậc phụ huynh còn chưa khám phá hết.  Ảnh minh họa Một số nghiên cứu lâm sàng về vai trò của DHA 1. Nghiên cứu Drover năm 2009: Trẻ được bổ sung đầy đủ DHA từ sớm đến 9 tháng tuổi sẽ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn nhóm trẻ không được bổ sung DHA. Chẳng hạn, khi đưa món đồ chơi có nắp đậy cho hai nhóm trẻ. Với trẻ có bổ sung DHA sẽ nắm lấy và tìm mọi cách mở nắp đậy ra, ánh mắt lúc nào cũng nhìn chăm chú vào món đồ mình đang chơi. Nhóm trẻ còn lại hoặc sẽ nắm lấy đồ chơi rồi bỏ xuống hoặc nhìn chỗ khác và không tiếp xúc với đồ chơi. Điều này cho thấy kh

Ăn uống trong phòng chữa ung thư ruột già

Hình ảnh
KỲ I: UNG THƯ RUỘT GIÀ SAU PHẪU THUẬT Thực dưỡng: Bệnh nhân ung thư ruột già sau khi phẫu thuật, bị xuất huyết, nên dùng những món ăn sau: - Hoa hiên 30g; hắc mộc nhĩ 15g; huyết dư thán (than tồn tính của tóc rối) 6g. Hoa hiên Trước tiên, nấu hoa hiên và mộc nhĩ với 3 chén nước, sắc còn khoảng 1 chén, rồi đổ huyết dư thán vào quậy đều. Uống mỗi ngày 1 thang. - Hắc mộc nhĩ 30g, hồng táo 30 quả. Hắc mộc nhĩ Cách dùng: nấu với 3 chén nước, sắc còn 1 chén. Dùng uống ấm, mỗi ngày 1 thang. Nếu bị táo bón có thể dùng thêm các loại cháo sau: Cháo tô tử, ma nhân: Nguyên liệu: mè (còn gọi là hỏa ma nhân, tức hạt vừng) 30g, hạt tía tô 10 - 15g, gạo tẻ 60g. Cách làm: trước tiên, giã nát mè và hạt tía tô, sau đó đổ nước vào, dùng vải vắt lấy nước cốt, bỏ xác. Lấy nước cốt này nấu với gạo tẻ thành cháo nhừ. Dùng ăn khi bụng đói. Cháo mè (ma nhân): Nguyên liệu: ma nhân (mè) 30g, gạo tẻ (nếp) 60g. Cách làm: trước tiên, giã nát mè, sau đó đổ nước vào quậy đều; rồi vắt lấy nước, bỏ xác, cho gạo nếp vào

Bí quyết chọn sữa cho bé

Hình ảnh
Loại sữa thích hợp cho bé nhất chính là sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ nên là chọn lựa ưu tiên vì nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, khi nguồn sữa mẹ không đủ cung cấp cho bé, hoặc khi bà mẹ bắt đầu đi làm, hay vì lý do nào đó mà mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ, loại sữa thay thế thích hợp nhất chính là sữa công thức được chế biến phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa từ các nhãn hàng khác nhau đã khiến các bà mẹ ít nhiều bối rối. Những phát hiện tiêu cực trong công nghệ sản xuất sữa gần đây lại càng làm cho các bà mẹ lo âu trong việc chọn sữa cho con. Do vậy, để có thể chọn được loại sữa tối ưu cho con mình là điều không dễ dàng chút nào. Hầu hết các loại sữa được phép lưu hành trên thị trường hiện nay đều phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu được quy định cho các loại sữa thay thế sữa mẹ được công nhận bởi các tổ chức y tế, dinh dưỡng và nhi khoa uy tín hàng đầu thế giới như  FAO (Tổ chức Lương nông Thế giới), WHO (Tổ chức Y tế Th

8 lợi ích sức khỏe không ngờ của dừa khô

Hình ảnh
Dừa khô là loại thực phẩm ít phổ biến nhưng có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe ít biết của dừa khô: 1. Trái tim khỏe mạnh Dừa khô rất giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe tim. Cơ thể nam giới cần 38g chất xơ mỗi ngày trong khi phụ nữ cần 25g. Ăn dừa khô sẽ giúp bạn nhận được lượng chất xơ cần thiết để tránh xa các bệnh liên quan đến tim. 2. Cải thiện chức năng não bộ Nghiên cứu chỉ ra rằng dừa khô giúp cải thiện chức năng não bộ và cũng tăng cường sức khỏe não. Bạn có thể cũng làm chậm sự tiến triển của nhiều bệnh như Alzheimer nhờ ăn dừa khô. 3. Tăng cường hệ miễn dịch Nhờ chứa 5,2microgam selen, dừa khô giúp tăng cường hệ miễn dịch. Selen giúp sản xuất selenoprotein giúp giảm nhiều bệnh. 4. Ngăn ngừa vô sinh ở nam giới Dừa khô chứa các khoáng chất giúp ngăn ngừa vô sinh ở nam giới. Nghiên cứu y khoa đã thử nghiệm và cung cấp bằng chứng về điều này. Bằng cách sử dụng dừa khô, cơ thể sản sinh selen giúp ngăn ngừa vô sinh ở nam giới. 5. Giảm thiếu máu Phụ

Chưa đến 1/5 trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Hình ảnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Tại Việt Nam mới chỉ có hơn 60% trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và chưa đến 1/5 trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam đứng thứ 13 trong số các nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi dưới 5 tuổi cao nhất thế giới với 27,5%. Tại Hội thảo khoa học “Nuôi dưỡng trẻ nhỏ: Đầu tư hôm nay – Sức khoẻ ngày mai” do Bộ Y tế tổ chức ngày 22/5, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ phó Vụ sức khoẻ bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) cho biết nguyên nhân của thực trạng trên là do hiện có quá nhiều quảng cáo kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng vi phạm làm sai lệch nhận thức của bà mẹ về lợi ích của sữa mẹ như quảng cáo sản phẩm Mama sữa non quá mức so với sự thật; so sánh sản phẩm thay thế sữa mẹ tốt hơn sữa mẹ; đẩy mạnh hoạt động tiếp thị bán sản phẩm tại các cơ sở y tế…   T.Lan

Thực phẩm lành mạnh cho người hảo ngọt

Hình ảnh
Dâu tây nhúng sôcôla Dâu tây nhúng sôcôla là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn thỏa mãn cơn thèm ngọt. Song hãy chọn sôcôla đen nếu bạn muốn có một món ăn nhẹ hoàn toàn lành mạnh. Sinh tố Bạn có thể uống sinh tố bất cứ lúc nào nếu thấy thèm đồ ngọt. Sinh tố là thức uống lành mạnh cho người hảo ngọt. Bánh pudding Bánh pudding tự làm là lựa chọn tốt hơn để thay thế cho các món ăn nhiều đường bạn mua ngoài tiệm. Bạn có thể ăn kèm với các loại hạt như hạnh nhân. Nho Bạn hãy chọn loại nho không có hạt. Chỉ cần cắt làm đôi và cho thêm một chút mật ong là bạn đã có món tráng miệng hấp dẫn. Đây được xem là một trong những thực phẩm lành mạnh để giảm cơn thèm ngọt. Chuối phủ sôcôla Bạn hãy cắt chuối thành những miếng nhỏ, sau đó nhúng vào sôcôla đen, trộn đều để sôcôla bám vào chuối. Bạn sẽ có món ăn ngọt cực kỳ ngon miệng. Bánh yến mạch Bánh yến mạch giúp xua tan cảm giác thèm ngọt mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn có thể rắc thêm chút sôcôla đen để bánh trông hấp dẫn và ngon miệng hơn. Xoài Xoài

Sữa hữu cơ – lựa chọn tốt cho trẻ tăng trưởng

Hình ảnh
Trong thời buổi an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp  như hiện nay, các bà mẹ thường tìm đến những loại sữa được quảng cáo là “sạch” cho con, với mong muốn đảm bảo hệ tiêu hoá non nớt của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng sau này. Nhưng một thực tế rằng, “sữa sạch” là một khái niệm khá mù mờ, và hầu như chỉ là một chiêu thức quảng cáo của các hãng sữa chứ không hề là một đảm bảo vàng cho sự phát triển sức khỏe lâu dài của trẻ. Sữa sạch là gì? Thật bất ngờ là khi đặt câu hỏi này cho các chuyên gia dinh dưỡng cũng như các cơ quan quản lý đều nhận được một câu trả lời rằng: Không hề có khái niệm “sữa sạch”. Trên thị trường hiện nay chỉ có 2 loại: sữa an toàn và sữa không an toàn. Sữa không an toàn có thể được hiểu là các loại sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ, không được công bố các tiêu chuẩn chất lượng cũng như tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn lại, tất cả các sản phẩm sữa được lưu hành trên thị trường dưới sự kiểm định về chất lượng và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm nên tránh khi bị huyết áp cao

Hình ảnh
Khi bị huyết áp cao bạn cần hạn chế hoặc tránh những loại thực phẩm dưới đây: 1. Đồ ăn nhanh Bạn nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn sẵn có trên thị trường. Những thực phẩm này chứa lượng đường và muối cao. Hàm lượng muối trong những thực phẩm này có thể góp phần làm tăng huyết áp. 2. Thực phẩm muối Các loại đồ muối như dưa muối có chứa hàm lượng muối cao và không được khuyến khích cho những người bị huyết áp cao 3. Súp đóng hộp Súp là thực phẩm lành mạnh. Nhưng món súp đóng hộp lại không phải là lựa chọn đúng đắn cho những người bị huyết áp cao. Súp đóng hộp chứa lượng muối cao để bảo quản các thành phần thực vật. Ngoài ra, việc có các thành phần tạo mùi cũng khiến nó trở nên không lành mạnh. 4. Nước sốt cà chua Nước sốt cà chua có chứa nhiều muối và đường. Vì vậy, mặc dù thơm ngon nhưng loại thực phẩm này không thích hợp với người bị huyết áp cao. 5. Cà phê Cà phê sẽ làm tăng huyết áp vì vậy, khi bị huyết áp cao bạn nên hạn chế loại đồ uống này. 6. Rượu Tăng huyết áp là một trong

Dinh dưỡng cho trẻ mùa nóng

Hình ảnh
Dinh dưỡng mùa nóng cho trẻ luôn là thách thức lớn nhất với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Ngoài việc phải làm sao đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, việc phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa qua đường ăn uống cũng là điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ. Bổ sung đủ dinh dưỡng và vi chất Theo BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, mùa hè với cái nóng oi bức luôn tạo cho con người cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Với các bé, điều này càng nặng nề vì các bé còn nhỏ, sức đề kháng yếu nên cần đáp ứng đủ chất trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng nói chung thì cần chú ý đến những vi chất có từ thực phẩm hàng ngày. “Mùa hè, trẻ được nghỉ học nhưng lại tham gia vào nhiều sinh hoạt, trò chơi nên tiêu hao rất nhiều năng lượng. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ”. Theo BS. Diệp, những ngày oi nóng như thế này cần cho bé ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí... chú

10 loại thực phẩm tăng cường trí não cho trẻ

Hình ảnh
Trứng Trứng được cho là một trong những chất chất dẫn truyền thần kinh cơ bản nhất vì nó chứa choline. Cùng với chất dinh dưỡng này, trứng cũng chứa cholesterol giúp não hoạt động bình thường. Ăn một hoặc hai quả trứng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn. Quả óc chó Quả óc chó là một trong những thực phẩm tăng cường trí não tốt nhất. Nó chứa nhiều dưỡng chất giúp não hoạt động hiệu quả hơn. Nó đóng vai trò tăng cường và hỗ trợ sức khỏe não nhờ các dưỡng chất như vitamin E, chất béo omega-3, chất xơ, đồng và mangan. Ăn 1 hoặc 2 quả óc chó mỗi ngày sẽ giúp não hoạt động hiệu quả hơn. Rau lá xanh Nhiều trẻ không thích rau lá xanh. Nhưng rau xanh là thực phẩm tốt để tăng cường trí não nhất là trong thời gian thi, với các chất chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ não như Vitamin K, folate và lutein. Quả bơ Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, bơ có khả năng bảo vệ các tế bào não. Các chuyên gia khuyên trẻ nên uống nước ép bơ 2-3 lần/tuần để cải thiện hoạt động não. Rau bina Rau bina chứa n

Súp ngon cho con ăn tốt

Hình ảnh
Cho bé ăn dặm, ngoài việc món ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, mẹ cần thường xuyên đổi món để bé đỡ ngán và ăn uống ngon miệng hơn. Các mẹ cùng học thêm cách nấu đôi, ba món súp để làm phong phú thêm thực đơn của bé nhé! 1. Súp khoai lang, súp lơ Món ăn này giúp cải thiện tiêu hóa và tăng hấp thu vitamin A cho bé. Ngoài ra, bạn có thể làm cho cả nhà ăn, vừa bổ lại vừa ngon. Súp khoai lang, súp lơ nghiền là món ăn tốt cho hệ tiêu hóa của bé. (Ảnh minh họa). Nguyên liệu: 2 củ khoai lang; 5 nhánh súp lơ; 1 thìa cafe phomat hoặc 1 thìa kem pho mát Cách chế biến: - Gọt vỏ khoai lang và cắt thành miếng nhỏ. Sau đó, cho khoai lang vào nồi hấp chín. Đến khi khoai gần được thì cho thêm súp lơ vào hấp cùng. Hấp khoai và súp lơ nhừ rồi bắt ra để nguội. - Xay khoai lang và súp lơ thành hỗn hợp thật mịn. Thêm phomat vào và khấy đều cho bé ăn 2. Súp trứng gà, đậu phụ Trứng gà, đậu phụ không chỉ giàu canxi mà còn rất mềm và dễ ăn. Đặc biệt, dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi rất tốt. Các mẹ chỉ cần 5

Những thực phẩm có thể gây sảy thai

Hình ảnh
1. Hải sản xông khói Nên tránh hải sản xông khói và đông lạnh (thường được dán nhãn nova hoặc lox) vì chúng có thể bị nhiễm listeria. Listeria có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn tới sảy thai. 2. Trứng sống Phụ nữ mang thai nên tránh những thực phẩm sống. Nên tránh trứng sống hoặc thực phẩm chứa trứng sống như mayonnaise tự làm. Cần đảm bảo lòng đỏ và lòng trắng trứng đã chín kĩ sau khi nấu chín. Nó sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm và vi khuẩn salmonella. 3. Sữa chưa tiệt trùng Phụ nữ mang thai nên tránh uống sữa tươi hoặc sữa chưa tiệt trùng và bất cứ thực phẩm nào chứa chúng. Cũng giống như trứng sống, sữa tươi có thể gây ngộ độc. 4. Chùm ngây Loại thực phẩm nguy hiểm nhất có thể dẫn tới sảy thai trong thời kỳ đầu là chùm ngây. Chùm ngây gây hại cho phụ nữ mang thai vì nó chứa alpha-sitosterol với cấu trúc giống như estrogen có thể dẫn tới sảy thai. 5. Gan động vật Mặc dù gan động vật rất bổ dưỡng, nó có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì chứa nhiều độc tố nếu gan đượ

Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim

Hình ảnh
(suckhoedoisong.vn) –Hầu hết trẻ có bệnh tim thường thường bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, rất khó tăng cân, điều này ảnh hưởng nhiều đến việc phẫu thuật tim của trẻ. Vì vậy làm thế nào để nuôi trẻ cho đủ dinh dưỡng, tăng cân tốt để được phẫu thuật sớm, muốn làm được điều này, các bậc cha mẹ cần biết những điều dưới đây. Vì sao trẻ mắc bệnh tim thường suy dinh dưỡng? Về cơ bản, các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ mắc bệnh tim không khác gì so với trẻ bình thường. Với trẻ bú mẹ do mắc bệnh tim trẻ thường bị khó thở nên khi bú và uống sữa rất khó khăn và rất kém làm cho trẻ khó tăng cân như những trẻ khỏe mạnh khác. Với trẻ lớn hơn, khi mắc bệnh tim theo chỉ định của các bác sĩ trẻ phải ăn nhạt, không nêm mắm muối khiến trẻ ăn không ngon miệng và chán ăn nên dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, với trẻ mắc bệnh tim thì  hệ thống đường tiêu hóa và gan mật của trẻ có những rối loạn khiến trẻ không hấp thu được các chất ăn vào cơ thể hoặc trẻ có thể có những dị tật bẩm sinh