Bài đăng

Lợi ích sức khỏe hàng đầu của nước ép nghệ

Hình ảnh
1. Nước ép nghệ giúp củng cố hệ miễn dịch Đây là loại nước ép được cho là chất bổ sung tuyệt vời để cải thiện khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác nhau. Nó được cho là có tác dụng chống vi-rút, có hiệu quả trong việc chống lại cảm lạnh và cúm. Bạn có thể uống nước ép nghệ mỗi tối trước khi đi ngủ. 2. Giảm cảm lạnh và ho Loại nước này có thể được sử dụng để điều trị ho, cảm lạnh và các nhiễm trùng hô hấp khác. Nghệ giúp tăng cường sản sinh chất nhầy, loại bỏ các vi khuẩn trong đường hô hấp. 3. Điều trị rối loạn tiêu hóa Nghệ giúp cải thiện tiêu hóa, giảm bớt đầy hơi, trướng bụng, ngăn ngừa ợ nóng, tăng cường lưu thông mật và giúp tiêu hóa chất béo. Đây là một trong những lợi ích hàng đầu nếu uống nước ép nghệ mỗi ngày. 4. Giải độc gan Curcumin có trong nghệ giúp ngăn ngừa và đảo ngược trình trạng xơ gan và bệnh gan nhiễm mỡ. Tác dụng thải độc của nghệ giúp giảm ảnh hưởng của các tổn thương tới mô gan bằng cách làm giảm sản sinh mật. 5. Lọc máu Nghệ là một chất thải độc tuyệt vời.

Rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?

Hình ảnh
Trẻ nhỏ, ăn uống thiếu khoa học sẽ dễ mắc phải những căn bệnh nan y, nhất là gây rối loạn ăn uống, làm suy giảm thể chất, tinh thần, bệnh béo phì. Chán ăn (Anorexia) hay chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa), căn bệnh mà người trong cuộc sợ tăng cân nên kiêng khem cực đoan (ngay cả khi đã quá gầy), thậm chí có người trọng lượng đã giảm xuống dưới mức trung bình vẫn ăn uống quá ít dẫn đến nôn mửa sau khi ăn. Những người mắc bệnh này, kể cả trẻ nhỏ, thường đi kèm hiện tượng trầm cảm, lo âu. Theo kinh nghiệm, khi có dấu hiệu mắc bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Cần lưu ý các triệu chứng: sụt cân nhiều, phủ nhận cảm giác đói (luôn cho rằng không thấy đói), luyện tập quá sức, xa lánh các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động liên quan đến ăn uống.  Ngược lại với chứng chán ăn là ăn uống vô độ hay phàm ăn, háu ăn (bulimia nervosa). Người mắc phải căn bệnh này thường ăn uống vô tội vạ, trẻ nhỏ thường không cảm thấy no, không thấy đủ, không kiềm chế tính thèm ăn, càng ăn càn

Lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Hình ảnh
Hỗ trợ điều trị viêm khớp Viêm khớp thường ảnh hưởng tới người lớn tuổi, gây cứng cơ, đau ở khớp…Enzyme bromelanin có trong dứa hỗ trợ điều trị và giảm viêm khớp. Tăng cường miễn dịch Dứa giàu vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cúm và các nhiễm trùng khác. Phòng ngừa ung thư Nghiên cứu cho thấy dứa có khả năng phòng ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư trong cơ thể nhờ hàm lượng vitamin A và beta carotene dồi dào, qua đó giúp bạn tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Hỗ trợ tiêu hóa Nhờ giàu chất xơ, dứa có thể hỗ trợ loại bỏ những độc tố và chất cặn bã ra khỏi cơ thể, phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa. Cải thiện sức khỏe răng miệng Dứa có thuộc tính làm se giúp chống lại các vi khuẩn ảnh hưởng tới răng và nướu, phòng ngừa viêm ở khoang miệng và nướu. Phòng ngừa tăng huyết áp Tăng huyết áp có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hàm lượng kali trong dứa có khả năng làm giãn nở mạch máu giúp giảm nguy cơ tăng huyết

Nhất định mẹ sẽ chăm con tốt hơn!

Hình ảnh
Ngày 14/4 vừa qua, tại hội trường lớn khách sạn Hữu Nghị Hải Phòng đã diễn ra hội thảo tư vấn “Tiêu hóa khỏe – Trẻ ăn ngon” do Hội nhi Khoa Việt Nam và nhãn hàng cốm vi sinh Bio-acimin New tổ chức. Hội thảo với sự chủ trì của GS.TS Nguyễn Gia Khánh – Phó chủ tịch Hội nhi khoa, Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi TW, DS Nguyễn Đăng Hiền nguyên giảng viên ĐH Dược HN và sự tham gia nhiệt tình của hơn 300 bà mẹ trẻ. Trẻ em một cơ thể còn non nớt đang lớn và phát triển. Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng và là nền tảng phát triển của trẻ. Nhưng do nhu cầu phát triển nhanh của cơ thể và sự chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa nên trong những năm đầu tiên trẻ thường rất hay gặp những rối loạn tiêu hóa như nôn chớ, đầy bụng, táo bón, tiêu chẩy, biếng ăn …Vậy nhưng có một thực tế là hầu hết kiến thức chăm sóc rối loạn cho con ở các mẹ đều thiếu và yếu. Những câu hỏi hết sức thông thường: chế độ ăn như thế nào là phù hợp với trẻ khi rối loạn tiêu hóa? Biểu hiện của các loại rối loạn tiêu h

Lipid trong đời sống chúng ta

Hình ảnh
Ngoài nước ra, hàng ngày cơ thể ta cần được cung cấp đầy đủ 5 chất dinh dưỡng: chất đường bột (glucid), chất đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và muối khoáng. Trong các chất dinh dưỡng, chất béo là chất bị yêu ghét lẫn lộn nhiều nhất. Nó có nhiều công trạng như điều hòa nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, cấu tạo màng tế bào, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ, dự trữ năng lượng, chuyển vận các vitamin tan trong dầu như: vitamin A, D, E, F, K, cung cấp các axít béo cần thiết để tạo năng lượng (1g chất béo đốt cháy trong cơ thể cho 9Kcal). Tuy vậy, nó cũng có nhiều tội trạng, vì là nguyên nhân chủ yếu đưa đến bệnh béo phì, các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ. Để đánh giá kẻ thiện ác dinh dưỡng này, cần có những hiểu biết về chất béo trong thức ăn để chọn lọc thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe. Chất béo từ thực phẩm được chia làm 2 loại: mỡ động vật (thể rắn) và dầu thực vật (thể lỏng). Đơn vị cơ bản của chất béo là axít béo. Về mặt cấu trú

Có nên cho trẻ nhỏ uống mật ong?

Hình ảnh
Mật ong chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nên có tác dụng tốt với sức khoẻ, như bù đắp năng lượng, tăng sức đề kháng, sát trùng, chữa viêm loét dạ dày - tá tràng, an thần, cải thiện giấc ngủ, làm mềm da, liền sẹo, chữa phỏng nhẹ, vết côn trùng đốt... Tuy nhiên, mật ong dù tốt nhưng không phải ai dùng cũng thích hợp. Để an toàn, không nên cho trẻ uống mật ong khi còn quá nhỏ Nhiều bà mẹ có thói quen khi trẻ bị tưa lưỡi thì dùng mật ong rơ lưỡi trẻ, hay lúc trời trở lạnh cho con uống mật ong để mát phổi, tăng đề kháng, bổ não… Đây là những cách làm có thể gây hại cho trẻ. Một số công trình nghiên cứu phát hiện trong đất và bụi có vi khuẩn clostridium botulinum, trong quá trình ong đi lấy mật có thể mang phấn hoa và mật chứa loại vi khuẩn này về tổ, khiến mật ong bị nhiễm khuẩn. Trẻ dưới 12 tháng tuổi, do đường ruột chưa hoàn thiện, đề kháng còn yếu nên uống mật ong rất dễ ngộ độc botulism, là độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum, với những biểu hiện yếu cơ, khó thở, táo bón, mệt mỏi,

Những nguồn protein lành mạnh cho chế độ ăn hàng ngày

Hình ảnh
Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung những dạng protein tốt trong chế độ ăn. Dưới đây là những thực phẩm cung cấp nguồn protein lành mạnh mà không chứa nhiều calo. - Cá: Không chỉ ít calo, cá còn chứa ít chất bẽo bão hòa. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu còn cung cấp acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ cần hấp hoặc áp chảo để có món ăn ngon miệng. - Lòng trắng trứng cũng là một lựa chọn tốt. Một cốc lòng trắng trứng chứa 26g protein với khoảng 120 calo. - Nếu muốn ăn thịt, bạn hãy chọn thịt gà, đây là nguồn cung cấp protein nạc. Ức gà và thịt đùi bỏ da chứa ít chất béo. - Các loại sữa ít béo hoặc không béo cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào. Một cốc phô-mai tươi hoặc sữa chua Hy Lạp không béo cung cấp từ 15-20g protein với khoảng 120 calo. Bạn có thể biến tấu các món ăn để tăng hương vị. Ví dụ, kết hợp sữa chua với các loại quả mọng, lòng trắng trứng tráng với rau xanh... BS P.Liên (Theo Univadis/ Healthday)